Tư tưởng triết lý của ITF Liên_đoàn_Taekwon-Do_quốc_tế

Những hành động bột phát và hung hãn trong xã hội hiện nay[5] đã dẫn tới sự tổn hại về những giá trị đạo đức cơ bản trong mỗi con người. Những nhà phân tích cho rằng nhiều người đã bị đánh giá oan sai và phải tự mình tìm kiếm lấy giá trị của bản thân trong một xã hội mà chiến tranh, tội ác và đồi bại ngập tràn. Tổ sư Choi Hong Hui tin rằng thông qua triết lý của taekwondo, con người có thể xây dựng nên một thế giới yên bình hơn.[5] Trong thời kỳ mà sự đồi bại lan tràn như hiện nay thì một người rất khó có thể tự mình tìm kiếm lấy cách sống cho bản thân, tự mình phân biệt thị phi hay thậm chí tự mình chống lại những cám dỗ của xã hội.

Triết lý của Taekwondon được cô đọng trong năm lời thề và năm quy tắc.

Năm lời thề của Taekwon-Do

Phải tuân theo các quy tắc của Taekwon-Do.

Tất cả các võ sinh phải ghi nhớ và tuân thủ các quy tắc của Taekwon-Do.[5][6]

Phải kính trọng các sư phụ và các bậc đàn anh của mình.

Các võ sinh phải kính trọng các thầy cô và các bậc đàn anh đàn chị của mình (căn cứ theo tuổi tác và đẳng cấp). Ngược lại, một võ sư taekwondo cũng phải cư xử đúng mực trước các võ sinh và trước những người khác để xứng đáng với sự kính trọng đó và vì vậy, Taekwondo mới không bị sử dụng vào mục đích xấu.[6]

Không được dùng Taekwondo cho mục đích xấu.

Người võ sinh Taekwondo không bao giờ được dùng võ công của mình để làm tổn thương người khác vì động cơ cá nhân hay bất kỳ mục đích không chính đáng nào khác. (Điều này đặc biệt quan trọng trong tất cả các môn võ thuật, lý do là vì một người có võ có thể dễ dàng giết chết một người không biết võ trong một cuộc đấu tay đôi.)[5][6][7]

Phải luôn bênh vực cho tự do và công lý.

Điều này có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, mặc dù nhiều người có thể lầm tưởng rằng người võ sinh bắt buộc phải làm một việc gì đó thật vĩ đại. Thực chất, người võ sinh có thể làm tròn lời thể này chỉ bằng những việc làm rất nhỏ nhặt hàng ngày. Ví dụ, nếu chúng ta có thể có lối suy nghĩ thông thoáng hơn để có thể hiểu và thông cảm cho quan niệm và cách sống của người khác thay vì xét đoán một cách vội vã, mọi người thế giới này có thể trở nên thông hiểu nhau và chấp nhận nhau nhiều hơn. Điều này sẽ mang lại sự tự do mà mọi người hằng mong muốn. Khi người võ sinh tin tưởng vào điều này thì họ cỏ thể đem lại công lý cho xã hội và trở thành một chiến sĩ bảo vệ công lý.[6][7] Như mọi người thường thấy, những cuộc xung đột và bất hòa thường đến từ việc hiểu sai lệch về thông tin. Vì vậy mỗi người cần phải tìm hiểu thấu đáo mọi chuyện trước khi đánh giá.[5][6]

Phải phấn đấu xây dựng một thế giới hòa bình hơn.

Người võ sinh có thể dễ dàng đạt được mục đích này thông qua việc sửa đổi thói cư xử của mình theo hướng ôn hòa hơn. Nếu ai cũng làm như vật thì thế giới này sẽ trở thành một nơi an bình hơn.[7] Như mọi người thường thấy, những cuộc xung đột và bất hòa thường đến từ việc hiểu sai lệch về thông tin. Vì vậy mỗi người cần phải tìm hiểu thấu đáo mọi chuyện trước khi đánh giá.[6] Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người võ sinh không được phép dùng vũ lực để bảo vệ bản thân trước những sự đe dọa và mối nguy hiểm xảy đến với mình vì những điều như vậy đi ngược lại với mục đích và tôn chỉ của taekwondo, một môn võ thuật dùng để tự vệ. Tất nhiên người võ sinh không được phép ỷ vào võ thuật của mình để gây hấn với người khác vì đây là điều trái ngược với lời thề.[7]

Những quy tắc của Taekwon-Do

Có năm quy tắc trong Taekwon-Do.[5]

Lễ nghĩa (禮義, 예의, Ye Ui)Những người học võ phải bày tỏ sự lễ phép và kính trọng trước tất cả mọi người; thể hiện cách cư xử và thái độ đúng mực trong mọi trường hợp, kể cả khi họ ở bên ngoài võ đường (đồ chương, 圖章, 도장, tochang) (designated training area).[6]Liêm sỉ (廉恥, 염치, Yeom Chi)Nghĩa của sự liêm sỉ ở đây rộng hơn nghĩa thông thường trong từ điển. Người học võ taekwondo không chỉ biết phân biệt thị phi mà còn phải biết xấu hổ và hối hận khi mình mắc lỗi, đồng thời phải có can đảm để bảo vệ cái đúng cho đến cùng.[5]Nhẫn nại (忍耐, 인내, In Nae)Người học võ phải nhẫn nại và nhẫn nại cho đến khi đạt được thành quả tương xứng với những gì mình bỏ ra.[5]Tự kiềm chế (Geuk Gi, 극기, 克己, Khắc kỉ)Người võ sinh phải biết tự kiềm chế trong suy nghĩ và cả trong hành động.[5]Tinh thần bất khuất (Baekjeol Bulgul, 백절불굴, 百折不屈, Bách chiết bất khuất)Người học võ phải kiên định và không ngã lòng, luôn vững tin vào lý tưởng của mình[5] dù gặp phải bao nhiêu khó khăn, cản trở và phải làm hết sức mình trong mọi công việc.